THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H * Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Dinh dưỡng chuẩn cho người bệnh xơ gan

mang-xa-hoi

Xơ gan là bệnh đặc trưng bởi sự thay thế của tế bào mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh mới dẫn đến làm mất chức năng gan. Đối với người bệnh thì việc điều trị bằng thuốc là cơ bản, cùng đó kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý cho bệnh xơ gan để nâng cao khả năng khỏi bệnh nhanh chóng.

Một số biểu hiện xơ gan có thể nhìn thấy rõ ràng

  • Mệt mỏi nhiều, sụt cân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
  • Thay đổi sắc tố da (vàng da, sạm da); có thể xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
  • Có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan, xơ gan ung thư hóa.
  • Phù mềm, ấn lõm, phù nhiều 2 chi dưới.
  • Cổ chướng, gan lách to; rối loạn tâm thần, run cơ.
  • Tuần hoàn bàng hệ vùng trên rốn và hai bên mạn sườn…

dinh-duong-chuan-cho-nguoi-benh-xo-gan

Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị viêm xơ gan tốt nhất

Để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất hãy có chế độ dinh dưỡng hiệu quả. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp phòng tránh bệnh não gan, giảm thiểu tình trạng cổ chướng, phòng ngừa bệnh teo cơ, tích tụ mỡ, cải thiện sợ ngon miệng và chất lượng cuộc sống.

Nguyên tắc cho chế dộ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh gan

Xơ gan còn bù (xơ gan không có cổ chướng)

– Nhu cầu năng lượng: 35 – 40 Kcal/kg cân nặng/ngày.

– Protein (chất đạm): 1,2 – 1,5 g/kg cân nặng/ngày. Khuyến cáo ăn đạm thực vật nhiều hơn đạm động vật vì đạm thực vật có arginine cao hơn giúp làm giảm amoniac máu nhờ làm tăng tổng hợp ure. Đạm thực vật có nhiều chất xơ (prebiotics), thành phần acid amin mạch nhánh cao và acid amin thơm thấp. Đạm thực vật có thể ăn từ 30 – 40g/ngày. Đạm động vật chứa nhiều methionine, tryptophane sẽ bị chuyển hóa trong lòng ruột sinh ra các chất chuyển hóa độc cho hệ thần kinh (mecarptan, oxyphenol…).

– Glucid (tinh bột) : 50 – 60% tổng nhu cầu năng lượng/ngày.

– Lipid (chất béo): 10 – 20%. Ưu tiên chất béo không bão hòa.

– Ăn nhạt tương đối: 4 – 5 g muối/ ngày hoặc thay bằng 4 – 5 thìa nước mắm 5ml.

– Uống nhiều nước: 1,5 – 2 lít/ngày.

– Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ (5 – 6 bữa/ngày) giúp dễ dung nạp thức ăn, tránh quá tải protein và buồn nôn/nôn/khó tiêu. Bữa ăn nhẹ thêm buổi tối giúp cân bằng nitrogen, tăng khối lượng cơ, tránh nhịn ăn quá 6 – 8 giờ để giảm tốc độ dị hóa.

– Tuyệt đối không uống rượu, bia.

Hôn mê gan

– Năng lượng : 35 – 40 kcal/kg/ngày.

– Chế độ ăn gồm: 300g glucid/ngày (nước đường, nước cháo, nước hoa quả), protein khoảng 40g/ngày cung cấp bởi sữa rút bớt kem.

– Phần lớn bệnh nhân bị bệnh não gan giai đoạn I/II có thể dung nạp chế độ ăn thông thường qua đường tiêu hóa (có thể ăn bằng ống thông). Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch nên được xem xét ở bệnh nhân có bệnh não gan giai đoạn III/IV và sử dụng dung dịch giàu acid amin mạch nhánh, và acid amin thơm thấp. Acid amin mạch nhánh được chứng minh có vai trò phòng ngừa bệnh lý não gan, tăng tổng hợp albumin, cải thiện đề kháng insulin, giảm nguy cơ ung thư gan và ung thư gan tái phát, giảm tỉ lệ tử vong và mất bù của gan, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xơ gan mất bù (có cổ chướng, phù)

– Năng lượng: 35 – 40 Kcal/cân nặng/ ngày.

– Protein: 0,8 – 1g/kg cân nặng/ngày. Ưu tiên chọn thực phẩm giàu acid amin mạch nhánh (leucine, isoleucine và valine) có nhiều trong đậu nành và các chế phẩm, đậu phộng, trứng gà,.. Liều khuyến cáo acid amin mạch nhánh là 12 – 14 gam/ngày [4].

Hạn chế protein tạm thời (0.8 g/kg cân nặng/ngày) trong thời gian ngắn nhất có thể (<48 giờ) trong trường hợp không dung nạp protein. Khuyến cáo ăn đạm thực vật nhiều hơn đạm động vật.

– Lipid: giảm trong khẩu phần ăn (dưới 20%), không ăn mỡ động vật.

– Vitamin và muối khoáng: cung cấp vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 có thể xem xét cho tất cả bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân xơ gan do rượu. Bệnh nhân ứ mật nên cung cấp các vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, E, K). Vitamin K chỉ xem xét khi bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao. Cung cấp kẽm và magie có thể gián tiếp tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện rối loạn vị giác. Có thể cung cấp calcium (1 – 1,2 g/ngày) và vitamin D (400 – 800 UI/ngày) đặc biệt ở bệnh nhân ứ mật và thiếu xương.

– Uống bổ sung probiotic giúp làm giảm amoniac và nội độc tố máu giảm sản xuất yếu tố viêm cytokine, peroxyl lipid, cải thiện xét nghiệm chức năng gan.

– Nếu có phù: cần ăn nhạt, hạn chế 2g Natri/ngày và hạn chế dịch vào.

– Chia nhỏ bữa ăn (5 – 6 bữa/ngày). Một bữa ăn nhẹ gồm glucid và protein trước khi đi ngủ giúp làm giảm hiện tượng teo cơ, phòng tránh hiện tượng tích tụ chất béo và tiêu hủy khối cơ về đêm.

– Tránh ăn thức ăn nhiều sắt vì dễ bị ứ sắt dẫn đến tổn thương các cơ quan.

– Tăng chất xơ: nhiều trong rau xanh, trái cây hay dạng chất xơ tổng hợp. Chất xơ giúp giảm nồng độ amoniac máu theo 2 cơ chế: một là kích thích vi khuẩn trong đại tràng tiêu thụ nitrogen; hai là kích thích đào thải nitrogen qua ruột nhờ tăng đào thải phân. Trong rau còn có nhiều arginin giúp tăng chuyển hóa ure.

– Hạn chế cafe, trà và tránh những thức ăn chua cay vì dễ có nguy cơ viêm loét dạ dày ở người xơ gan.

– Dinh dưỡng đường miệng là lựa chọn đầu tiên và nuôi ăn bằng ống thông là lựa chọn thứ 2. Dinh dưỡng tĩnh mạch nên xem xét khi chức năng đường tiêu hóa giảm, tắc ruột, đường thở không được bảo vệ, không dung nạp qua đường tiêu hóa hay phải nhịn đói kéo dài trên 72 giờ.

 

Lưu ý: 

Đối với bệnh nhân mắc xơ gan tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích

  • Bệnh nhân có phù, cổ chướng phải hạn chế muối, nước mắm, mỳ chính và các thức ăn mặn (dưa muối, cà muối, giò chả, pate, xúc xích, thịt đóng hộp,…).
  • Hạn chế thực phẩm xào, rán, nướng, quay; đồ ăn vặt nhiều chất béo.
  • Hạn chế mỡ động vật, bơ, dừa, sữa bò chưa tách béo, phủ tạng động vật.
  • Thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Thức ăn chế biến sẵn, nhiều phẩm màu, nhiều chất bảo quản.
  • Không uống rượu, bia, các chất kích thích.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều sắt như thịt đỏ (thịt lợn, bò, trâu, chó, …), gan, huyết…
  • Thức ăn dễ gây táo bón : chuối xanh, hồng xiêm, ổi, cà rốt đã nấu chín,…
  • Các loại thực phẩm có vị chua, cay, nóng.

Đặc biệt chia nhỏ bữa ăn (5 – 6 bữa/ngày). Ăn thêm bữa phụ đêm trước khi đi ngủ với các thực phẩm giàu glucid và protein từ thực vật.

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

BÀI VIẾT KHÁC

đạp xe đạp sai cách gây rối loan cương dương

Đập xe đạp dễ bị rối loạn cương dương, Thực hư thế nào?

Bạn có biết rằng đạp xe có thể gây...

PHỤ NỮ VIỆT NAM – SỨC KHỎE NGẬP TRÀN, CHO NÀNG HÂN HOAN

1 năm chỉ có 1 lần, ngày phụ nữ Việt...

Ưu Đãi Tháng 2 [ Sức Khỏe Dẻo Dai – Cả Hai Hạnh Phúc ]

Chủ động chăm sóc và bảo vệ sức...

Ưu Đãi Tháng 1 – [Năm Mới Rộn Ràng – Sức Khỏe An Khang]

Tết đến xuân về là khoảng thời gian...

Đặt hẹn khám bệnh

Quy trình khám bệnh

Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều

hỗ trợ trực tuyến
hot line: 024 33 99 52 52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE

Nhập số điện thoại của Bạn