THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H * Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Triệu chứng giang mai ở phụ nữ có thai

mang-xa-hoi

Bệnh giang mai là gì? Phụ nữ có thai mắc bệnh giang mai thì có triệu chứng gì? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai (Syphilis) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Bệnh gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người và sự phát triển của nòi giống dân tộc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phương pháp, bệnh có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời, có thể di truyền cho đời sau. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Trên thực tế, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc giang mai hiện nay chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên, hầu như các thai phụ này đều không đi khám thai hoặc chỉ khám thai tại các phòng khám nhỏ nhưng không thường xuyên nên không phát hiện được bệnh trong lúc mang thai.

Những ảnh hưởng của bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Giang mai là bệnh cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu không biết cách phòng tránh hợp lý sẽ dẫn đến nhiều tác hại về sau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bệnh giang mai ở phụ nữ có thai thường để lại những ảnh hưởng hết sức nặng nề như:

  • Thai chết lưu: thường gặp ở thai phụ gần tới ngày sinh, thai chết lưu trong khi sinh hoặc trước khi sinh vài tháng.
  • Sảy thai: xảy ra khi đang mang thai ở tháng 4 – 6 do xoắn khuẩn đi vào thai gây viêm động mạch dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử không nhận được chất dinh dưỡng dẫn tới sảy thai.
  • Sinh non: thường gặp ở thai kỳ từ tháng thứ 6 – 8 khi xoắn khuẩn xâm nhập vào thai nhi và các cơ quan nội tạng gây ra những tổn thương dẫn đến nhiễm bệnh hoặc chết lưu.

Nhiều thai phụ vì chủ quan hoặc không đi khám thai thường xuyên nên đã không phát hiện được sớm bệnh giang mai, cuối cùng phải nhận lấy nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của mẹ và bé.

trieu-chung-giang-mai-o-phu-nu-co-thai

Triệu chứng của bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Triệu chứng của bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1

Sau thời gian ủ bệnh, giang mai thường bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng, khoa học gọi đó là săng giang mai. Săng là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ.

Những săng này sẽ tự lành trong 4-8 tuần và không để lại sẹo. Điều này không có nghĩa là bệnh giang mai đã biến mất. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

  • Giai đoạn 2

Giai đoạn này bắt đầu với một số vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vết mẩn này thường không ngứa, không đau, chỉ là những đốm màu nâu trên da. Các vết nổi bẩn này cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể mỗi người. Các triệu chứng khác kèm theo như: căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, sốt, đau họng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc, và giảm cân không rõ nguyên nhân…

  • Giai đoạn tiềm ẩn

Các vi khuẩn giang mai vẫn còn trong cơ thể, nhưng không còn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm. Nếu không được điều trị sẽ phát triển thành giai đoạn 3 với các triệu chứng nghiêm trọng.

  • Giai đoạn 3

Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 10 – 40 năm sau khi nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này sẽ gây thiệt hại cho não, tim, mắt, gan, xương và khớp của người bệnh. Sự tổn thương này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Hiện nay chưa có vacxin phòng tránh cũng như chưa có thuốc chữa trị giang mai triệt để. Nếu được phát hiện sớm vẫn có khả năng chữa trị, càng để lâu thì biến chứng của giang mai càng nguy hiểm và khả năng chữa trị càng giảm.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai sẽ lây truyền bệnh cho thai nhi ở tháng thứ 4 và thứ 5 trở đi của thai kỳ.

Bệnh giang mai nếu không được điều trị có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu, phù nhau thai, nhiễm trùng bào thai, giang mai bẩm sinh, hạn chế tăng trưởng trong tử cung, em bé có thể sinh ra với các vấn đề thần kinh nghiêm trọng như bị suy dinh dưỡng nặng, da bị nhăn nheo như ông già, bị tim bẩm sinh, nổi ban khắp người…

Với những trường hợp trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn (thường xuất hiện khi trẻ 3-5 tuổi) sẽ có các biểu hiện như: viêm mống mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên mắt, lâu dần có thể dẫn đến mù lòa,… Ngoài ra, nhiều trẻ còn bị điếc cả hai tai, to 2 đầu gối, đầu gối có nước (xuất hiện khi trẻ 16 – 20 tuổi)…

Cách phòng tránh những nguy cơ mắc bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Các bác sĩ khuyến cáo, giang mai ở phụ nữ mang thai gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, trước khi có ý định sinh con, người mẹ nên đi khám tiền hôn nhân, khám tiền thai và làm xét nghiệm huyết thanh học để kiểm soát bệnh giang mai.

Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu cũng nên đi khám thai và làm xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai để phát hiện và điều trị bệnh trước khi nó có khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Một khi đã phát hiện ra mình mắc bệnh, hãy kiên trì, tích cực điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy cân nhắc và lưu ý chọn cho mình địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín và chất lượng.

Cách điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Hiện nay phương pháp điều trị giang mai chủ yếu vẫn là điều trị bằng thuốc kháng sinh, dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Xoắn khuẩn giang mai là loại xoắn khuẩn có khả năng kháng thuốc rất cao. Chính vì vậy trong quá trình chữa trị, bạn cần hết sức lưu ý và tuân thủ các nguyên tắc khi chữa bệnh.

Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc chữa bệnh của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc. Bệnh càng phát hiện sớm thì khả năng chữa trị và điều trị bệnh càng cao. Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và chữa trị. Không nên có tâm lí ngại ngùng, xấu hổ mà khiến bệnh kéo dài gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

trieu-chung-giang-mai-o-phu-nu-co-thai-1

Trong quá trình chữa trị các bạn cũng cần lưu ý phải thực hiện sớm, đúng nguyên tắc, dùng đúng thuốc và đủ liều. Không được quan hệ tình dục trong quá trình quan hệ tình dục. Sau khi điều trị cần tiến hành theo dõi và tái khám định kì, vợ hoặc chồng của người bệnh cũng cần kết hợp điều trị. Nhiều người không hiểu rõ những nguy hại mà giang mai có thể gây ra cho sức khỏe con người vì vậy dễ dẫn đến tâm lý coi thường và bỏ qua bệnh, đến khi điều trị thì bệnh đã phát triển rất nặng.

Những thông tin mà các bác sĩ phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi vừa cung cấp cho các bạn về triệu chứng của bệnh giang mai ở phụ nữ có thai, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để có lựa chọn tốt nhất cho mình.

 

 

[Tư vấn trực tuyến] và hỗ trợ giải đáp miễn phí : 024.33.99.52.52 – 03.56.56.52.52

Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Trãi – Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà Nội.

Thời gian làm việc: Từ 7 giờ 30 đến 20 giờ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và lễ.

  • Tags :

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

BÀI VIẾT KHÁC

đạp xe đạp sai cách gây rối loan cương dương

Đập xe đạp dễ bị rối loạn cương dương, Thực hư thế nào?

Bạn có biết rằng đạp xe có thể gây...

PHỤ NỮ VIỆT NAM – SỨC KHỎE NGẬP TRÀN, CHO NÀNG HÂN HOAN

1 năm chỉ có 1 lần, ngày phụ nữ Việt...

Ưu Đãi Tháng 2 [ Sức Khỏe Dẻo Dai – Cả Hai Hạnh Phúc ]

Chủ động chăm sóc và bảo vệ sức...

Ưu Đãi Tháng 1 – [Năm Mới Rộn Ràng – Sức Khỏe An Khang]

Tết đến xuân về là khoảng thời gian...

Đặt hẹn khám bệnh

Quy trình khám bệnh

Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều

hỗ trợ trực tuyến
hot line: 024 33 99 52 52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE

Nhập số điện thoại của Bạn