THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H * Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Nên làm gì bị bệnh trĩ khi mang thai?

mang-xa-hoi

Bệnh trĩ với những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày đã trở thành nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn thai nghén và sinh nở, nữ giới rất dễ mắc trĩ. Vậy, chị em nên làm gì bị trĩ khi mang thai? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra và các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi sẽ giúp bạn giải đáp nỗi lo này.

Nhận biết bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

Theo thống kê từ các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thì tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc trĩ ngày càng tăng lên. Nữ giới khi mang thai thường bị táo bón và phải chịu áp lực từ thai nhi nên rất dễ mắc bệnh trĩ, bao gồm cả trĩ nội trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp với những biểu hiện dễ nhận biết như:

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và cộm cộm như có dị vật ở hậu môn.
  • Thường xuyên đại tiện ra máu tươi. Ban đầu, số lượng máu chảy khá ít chỉ có thể quan sát thấy trên giấy vệ sinh hay trên phân mà thôi. Nhưng càng về sau, số lượng máu chảy ra càng nhiều hơn, có thể chảy thành từng giọt hay thậm chí là bắn thành tia.
  • Lúc đầu, búi trĩ khá nhỏ và chỉ lòi ra hậu môn khi đi đại tiện rồi tự thụt vào trong, nhưng càng về sau hiện tượng ssa búi trĩ càng rõ hơn khi búi trĩ có kích thước lớn. Lúc này, búi trĩ sẽ không tự thụt vào được nữa mà phải dùng tay nhét vào. Đến cuối cùng, khi búi trĩ đã quá lớn thì chúng sẽ nằm thường trực ngay tại hậu môn gây nhiều bất tiện và nguy hiểm.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, ngay khi có những dấu hiệu bệnh lý kể trên, chị em nên tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời để có thể thoát khỏi căn bệnh này một cách nhanh chóng.

nen-lam-gi-bi-benh-tri-khi-mang-thai

Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do khác nhau như:

  • Tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
  • Táo bón là một trong những tình trạng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
  • Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón và là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ.

Xem thêm:

>> Hình ảnh các giai đoạn bệnh trĩ

>> Bệnh trĩ giai đoạn đầu

>> Bệnh trĩ có nguy hiểm không ?

Cách điều trị trĩ an toàn khi mang thai

Vậy, chị em bị trĩ khi mang thai nên làm gì? Lời khuyên tốt nhất là bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và có cách điều trị trĩ an toàn khi mang thai.

Tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như chẩn đoán chính xác cấp độ bệnh và tình trạng sức khỏe trước khi đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Nếu trĩ ở cấp độ 1, 2 thì phương pháp điều trị thường là dùng thuốc. Thuốc được chỉ định là các loại thuốc tây y chuyên khoa đặc hiệu dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị kết hợp với thuốc đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Đồng thời, giúp người bệnh giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên, giúp co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên với phụ nữ mang thai, các bác sĩ cần áp dụng liều lượng và loại thuốc phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bà bé. Chị em tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán, mua thuốc và sử dụng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ từ độ 3 trở lên, các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ, hoặc thắt búi trĩ,… và an toàn nhất đối với thể trạng của chị em đang mang thai.

Cách phòng tránh bệnh trĩ bị trĩ khi mang thai

Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ khi mang thai, các bà bầu cần xây dựng cho mình một lỗi sống khoa học trong ăn uống và sinh hoạt, cũng như giữ tinh thần thoải mái để chống lại mọi bệnh tật. Chị em có thể tham khảo các cách phòng tránh trị trĩ khi mang thai là:

  • Uống nhiều nước – ít nhất 2,5 lít mỗi ngày. Nước giúp cho phân mềm và làm mẹ dễ đi cầu. Nước trái cây, trà thảo mộc và chất lỏng nói chung, tất cả đều giúp tránh táo bón.
  • Tránh ngồi trên toilet trong một thời gian dài. Càng ngồi lâu áp lực trong bụng càng tăng và kéo dài, sẽ ảnh hưởng lên ruột và trực tràng.
  • Các bà bầu cần tránh cố sức để rặn khi đi đại tiện. Nếu mẹ không đi được, nên đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Chị em không được bỏ qua những cảm giác cần đi cầu. Nếu như bà bầu nín nhịn đại tiện nhiều sẽ dẫn đến táo bón.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống của mẹ có nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh, cám, yến mạch, ngũ cốc và các loại hạt đại mạch… Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đồ cay nóng và sử dụng chất kích thích bởi chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Tránh khiêng, nâng những vật nặng, bởi điều này làm tăng áp lực trong bụng và vùng chậu.
  • Giữ vùng hậu môn sạch sẽ bằng cách vệ sinh hàng ngày.

Thai phụ không nên chủ quan với bệnh trĩ, bởi nếu như bệnh trĩ không được xử lý tốt sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé như: chảy nhiều máu gây mất máu, nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch trĩ, hoại tử búi trĩ, rối loạn chức năng hậu môn, tăng nguy cơ bị bệnh ung thư trực tràng,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh trĩ khi mang thai. Mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại: 024.33.99.52.52 – 016.56.56. 5252 hoặc tư vấn trực tuyến [TƯ VẤN ONLINE] để được bác sĩ giải đáp thắc mắc.

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

BÀI VIẾT KHÁC

đạp xe đạp sai cách gây rối loan cương dương

Đập xe đạp dễ bị rối loạn cương dương, Thực hư thế nào?

Bạn có biết rằng đạp xe có thể gây...

PHỤ NỮ VIỆT NAM – SỨC KHỎE NGẬP TRÀN, CHO NÀNG HÂN HOAN

1 năm chỉ có 1 lần, ngày phụ nữ Việt...

Ưu Đãi Tháng 2 [ Sức Khỏe Dẻo Dai – Cả Hai Hạnh Phúc ]

Chủ động chăm sóc và bảo vệ sức...

Ưu Đãi Tháng 1 – [Năm Mới Rộn Ràng – Sức Khỏe An Khang]

Tết đến xuân về là khoảng thời gian...

Đặt hẹn khám bệnh

Quy trình khám bệnh

Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều

hỗ trợ trực tuyến
hot line: 024 33 99 52 52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE

Nhập số điện thoại của Bạn